Một thứ vũ khí nhỏ bé nhưng lại vô cùng nguy hiểm, có khả năng kết liễu đối phương trong khoảnh khắc. Dao găm có liên quan đến nhiều vụ ám sát và giết người trong lịch sử. Tuy vậy, nó cũng có nhiều vai trò khác nhau trong các bối cảnh xã hội. Thậm chí còn mang tính biểu tượng ở nhiều cộng đồng văn hóa. Cùng tìm hiểu về “bé hạt ớt” nhỏ xíu mà không tầm thường này nhé.
Mục lục
Dao găm là gì?
Dao găm là loại dao cỡ nhỏ dùng trong chiến đấu có mũi nhọn và sắc. Chúng thường được thiết kế với một hoặc hai cạnh sắc và sử dụng làm vũ khí đâm, cắt. Trong suốt lịch sử loài người, dao găm được sử dụng rất thường xuyên trong các cuộc đối đầu cận chiến. Hình dạng đặc biệt và cách sử dụng lịch sử khiến chúng trở thành biểu tượng phổ biến.
Ban đầu dao găm sẽ có hai cạnh sắc cân xứng và dùng làm vũ khí đâm. Nhưng theo quá trình phát triển, dao găm hiện đại được hiểu rộng hơn theo nghĩa là một loại vũ khí cận chiến và tự vệ. Sau này, dao chỉ có một lưỡi vẫn là dao găm như rondel ở Châu Âu, Pesh-kabz ở Afghanistan. Hay dao không có cả lưỡi như stiletto thời Phục Hưng vẫn được coi là dao găm vậy. Hiện nay, tuy không có định nghĩa chính xác nhưng vẫn có những đặc điểm có thể dễ xác định dao găm. Đó là con dao có lưỡi ngắn với mũi nhọn, sống dao trung tâm dày, mài sắc một hoặc hai lưỡi. Hầu hết chúng có chắn bảo vệ tay để giữ an toàn cho người sử dụng.
Dù sao nhiệm vụ chính của chúng vẫn là vũ khí nên bạn cần cẩn trọng khi sử dụng.
Lịch sử của dao găm
Thời cổ đại
Đầu tiên là những lưỡi dao làm bằng các vật liệu như đá, ngà voi hoặc xương trong thời kỳ đồ đá mới. Thời đại đồ đồng, thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên, chứng kiến sự xuất hiện của dao bằng đồng.
Ai Cập cổ
Ở Ai Cập cổ đại, dao găm bình thường làm bằng đồng và của hoàng gia làm bằng vàng. Ít nhất là từ thời Ai cập tiền triều (khoảng 3100 trước Công nguyên), dao găm được trang trí như đồ vật dùng trong nghi lễ với chuôi bằng vàng, thiết kế rất tỉ mỉ, công phu. Mở lăng mộ Tutankhamun năm 1924 đã thấy hai con dao găm lưỡi bằng vàng và sắt tinh luyện. Đồ vật bằng sắt đó được coi là quý trọng như vàng vì Ai Cập không có quặng sắt.
Từ lâu thì sắt tại Ai Cập được cho là được lấy từ thiên thạch nhưng chưa có bằng chứng. Tháng 10 năm 2016, các nhà nghiên cứu xác nhận tỉ lệ kim loại tương tự (sắt, 0% niken, 6.18% coban) trong một thiên thạch phát hiện trong khu vực. Từ đó họ mới khẳng định được lập luận của mình. Vì bối cảnh quý hiếm như vậy nên đồ bằng sắt có giá trị trang trí như vàng. Vật thể sớm nhất từng được phát hiện là con dao có niên đại trước năm 2000 TCN. Nó được tìm thấy trong ngôi mộ hoàng gia Hattic tại Alaca Hoyuk ở bắc Anatolia. Con dao găm đó có lưỡi bằng sắt và tay cầm bằng vàng.
Châu Âu cổ
Các nghệ nhân và thợ rèn của Iberia miền nam Tây Ban Nha và Tây Nam nước Pháp đã sản xuất nhiều dao và kiếm chất lượng cao từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN. Trang trí và hoa văn của chúng chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp, Carthage và Phoenician. Độ tinh khiết đặc biệt của sắt Iberia và phương pháp rèn tinh vi, bao gồm búa nguội, tạo ra vũ khí có chất lượng tuyệt vời. Thậm chí có thể thấy cả dao gấp trong các hiện vật tìm thấy khi khai quật mộ của đế chế La Mã trên khắp Tây Ban Nha và Địa Trung Hải.
Bộ binh Iberia mang theo dao găm bằng sắt. Hầu hết chúng là phiên bản thu nhỏ của thanh kiếm hai lưỡi. Dao và kiếm Iberia sau đó được Hannibal và đội quân Carthage của ông sử dụng. Lusitanii, một dân tộc thống trị các vùng đất tây Iberia cầm chân thành công đế chế La Mã trong nhiều năm. Họ sử dụng vũ khí hạng nhẹ bao gồm giáo ngắn và dao găm mô phỏng hình dạng dao Iberia.
Dao găm thời trung cổ
Thuật ngữ dao găm (dagger) chỉ xuất hiện vào cuối thời Trung cổ, dù nó đã xuất hiện từ thời cổ đại. Vì nó biến mất trong khoảng thời gian đầu thời Trung cổ. Thế kỷ XII, chúng trở lại với tên gọi “dao găm hiệp sĩ”, cross-hilt (chuôi chữ thập) hoặc quillon. Thân dao có phần bảo vệ tay nằm ngang, tổng thể tạo thành hình chữ thập nên mới được gọi tên như vậy. Chúng giống hệt những thanh kiếm hiệp sĩ thời kỳ đó thu nhỏ lại mà thôi. Thuật ngữ dague theo tiếng Pháp cổ đề cập đến loại vũ khí trên từ thế kỷ XIII. Sau đó là thuật ngữ dagger theo tiếp Anh Trung cổ bắt đầu sử dụng từ năm 1380 cho đến nay.
Thời gian này, dao gam sử dụng trong vai trò vũ khí chiến đấu tầm gần. Từ dao chữ thập phát triển thành con dao baselard lớn hơn vào thế kỷ XIV. Baselard được coi là trung gian giữa một thanh kiếm ngắn và một con dao dài. Nó còn phát triển trong cả lĩnh vực vũ khí dân sự. Trong giai đoạn này, bộ binh và cung thủ phát triển và sử dụng dao nhiều hơn. Họ sử dụng dao bản hẹp để đâm xuyên qua các khoảng hở áo giáp.
Vào cuối thời Trung cổ, những con dao được thiết kế với mục đích đâm là chính. Một số loại vẫn là dao găm nhưng thậm chí không còn lưỡi cắt, chỉ có mũi nhọn. Lý do là áo giáp hạng nặng được phát triển trong giai đoạn này, không thể cắt được chúng. Loại dao mũi nhọn, bản hẹp dùng để đâm xuyên qua các khe hở, các đoạn yếu của áo giáp.
Dao găm thời kỳ Phục hưng và đầu thời kỳ hiện đại
Ở Tây Ban Nha thế kỷ XVII và XVIII, nó được sử dụng nhiều như vũ khí đấu kiếm và phòng ngự cá nhân. Chúng được gọi là daga hoặc puñal tại đây. Trong thời kỳ Phục hưng, dao găm được sử dụng như một phần trang phục hàng ngày. Nó là loại vũ khí duy nhất mà thường dân được phép mang trên người.
Bắt đầu từ thế kỷ XVII, một dạng dao cận chiến khác là lưỡi lê được phát minh ra. Chúng là lưỡi dao ngắn được gắn ở đầu khẩu súng trường. Nó biến một cây súng trở thành ngọn giáo ngắn sử dụng khi cận chiến.
Thời kỳ chiến tranh hiện đại
Chiến tranh chiến hào trong Thế chiến I mang dao găm quay trở lại một cách mạnh mẽ. Những thanh kiếm dài mà những sĩ quan đeo trước đó trở nên vướng víu đã được thay thế. Khi đeo con dao chiến đấu mang lại niềm tự hào vì là dấu hiệu phục vụ nơi tiền tuyến. Dao cận chiến đạt được sự nổi tiếng trong thế kỷ XX nhờ chế độ độc tài phát xít của Ý và Đức. Nó như là một dạng trang trí đồng phục của các sĩ quan và binh lính.
Nhiều lực lượng bộ binh và biệt kích của nhiều quốc gia được trang bị loại dao này trong Thế chiến II. Biệt kích Anh đi liền với dao chiến đấu Fairbairn-Sykes (F-S). Một số đơn vị Raider của thủy quân lục chiến Mỹ tại Thái Bình Dương được trang bị loại dao tương tự. Chúng có tên là Marine Raider Stiletto, mặc dù tỏ ra kém hiệu quả hơn loại của quân đội Anh. Trong chiến tranh Việt Nam, Gerber Mark II là mẫu dao phổ biến được sử dụng nhiều bởi binh sĩ Hoa Kỳ.
Ngoài các lực lượng quân sự, dao găm phát triển theo hướng không công khai nữa. Chúng được giấu gọn bên trong quần áo, giày, thắt lưng… Phổ biến nhất là dao bốt, loại dao găm mini đủ nhỏ gọn để đeo ở dưới chân. Thường là cắm vào vỏ được kẹp hoặc buộc vào ủng, bốt hay các loại giày dép khác.
Không chỉ là vũ khí
Thời nay, ngoài quân đội thì không còn ai sử dụng dao găm như vũ khí nữa. Nhưng sự tiện dụng trong kích thước nhỏ gọn của nó vẫn phù hợp với nhiều công việc. Thiết kế dao giờ đây thường chỉ có một lưỡi cùng mũi nhọn. Kích thước lưỡi thường nhỏ hơn 20cm. Tùy mục đích sử dụng mà nó được gọi với cái tên là “dao tiện ích” hoặc “dao sinh tồn”.
Dao tiện ích là tên gọi chung cho các loại dao đa năng trong công việc thủ công chung. Chúng có thể dày với một lưỡi sắc để làm được nhiều công việc khác nhau. Công việc phù hợp như là cắt dây, cạo da, làm vảy cá, đục khắc gỗ… Ở đây bao gồm cả dao cố định và dao gấp, dao trổ.
Dao sinh tồn là dao dùng cho mục đích sinh tồn trong môi trường hoang dã. Đó là trường hợp mà bạn đã không còn đủ dụng cụ, thiết bị cơ bản. Chỉ với con dao sinh tồn, bạn đã có thể làm rất nhiều công việc khác nhau. Hầu hết các đơn vị hàng không quân sự đều cấp cho phi công một con dao này. Trong trường hợp không may bị bắn hạ hoặc tai nạn thì phi công của họ có thể tăng khả năng sống sót chờ giải cứu.
Xem thêm về dao sinh tồn (dao phượt): https://daocaobang.com/dao-phuot-tot-nhat-cho-nhung-chuyen-di-kham-pha/
Mua dao găm tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại dao găm được bán ở trên mạng. Bạn có thể mua chúng về để đi rừng, làm các công việc khác nhau hoặc đơn giản là sưu tầm. Làng rèn Phúc Sen cũng có nhiều mẫu dao nhỏ rất đẹp, bạn có thể tham khảo tại đây. Nếu bạn có nhu cầu dao đi rừng cỡ nhỏ mà thích dáng dao thuần Việt thì có thể tham khảo các mẫu tại Phúc Sen. Vui lòng liên hệ Na qua hotline, Zalo 0965038003 để được tư vấn cụ thể./.