Tantō (短刀, ‘thanh kiếm ngắn’) là một trong những thanh kiếm truyền thống của Nhật Bản. Tanto có từ thời Heian, ban đầu chủ yếu sử dụng như vũ khí. Sau thời gian dài chúng được phát triển thiết kế và được trang trí công phu hơn. Có cả trường phái võ thuật truyền thống sử dụng loại dao này tên là tantojutsu. Đây cũng là loại kiếm Nhật duy nhất mà Na vẫn đang bán trên toàn quốc.
Mục lục
Mô tả
Hình dáng của tanto
Gọi là kiếm nhưng thật ra chỉ nên coi nó là một con dao găm do chiều dài lưỡi 15-30cm. Chúng có thể có một hoặc hai lưỡi tùy trường phái thiết kế. Sử dụng tanto chủ yếu là đâm, nhưng vẫn chém được. Mà độ sắc bén của dao kiếm Nhật Bản thì không có gì phải bàn.
Dao tantō được rèn theo phong cách hira-zukuri (平造). Tức là lưỡi dao gần như phẳng, không có đường gờ nổi chạy dọc lưỡi dao. Nó khác với cấu trúc shinogi-zukuri (鎬造) của katana. Một số dao có lưỡi đặc biệt dày cho nhiệm vụ xuyên giáp được gọi là yoroi toshi.

Cách sử dụng tanto
Tanto được mang theo bởi samurai là chủ yếu, thường dân không dùng chúng. Phụ nữ đôi khi mang theo con dao nhỏ tên là kaiken, cũng là một loại dao tanto. Đối với samurai, họ mang chúng như là shoto trong cặp daisho.
Ban đầu, tantō được dùng theo cặp với tachi thành cặp daisho. Sau khi katana ra đời, wakizashi được lựa chọn để thay thế. Lý do có thể là wakizashi phù hợp hơn khi chiến đấu trong nhà. Vì khi samurai bước vào lâu đài hoặc cung điện, katana phải để ngoài cửa, chỉ có wakizashi được cầm theo. Đây là phỏng đoán được Kanzan Sato đề cập đến trong cuốn The Japanese Sword.

Phân loại dao tanto
Các loại lưỡi
Hira (平): Dạng tanto phổ biến, không có shinogi. Các góc vát kéo từ sống đến lưỡi, từ chuôi đến mũi. Tiết diện của dao ở mỗi vị trí đều gần như hình tam giác.
Shinogi (鎬): Loại lưỡi phổ biến cho các thanh kiếm dài, hiếm khi xuất hiện ở dao tanto. Thường được làm từ thanh kiếm dài bị gãy.
Osoraku: Mũi dao (kissaki) cực dài, tới hơn một nửa lưỡi dao.
Shōbu (菖蒲): Gần giống loại shinogi-zukuri, ngoại trừ việc không có yokote. Yokote là gờ phân biệt lưỡi cắt và phần mũi.
Kanmuri-otoshi: Tạo hình giống với hira hoặc shobu nhưng từ nửa sống dao đến mũi được mài sắc và mỏng lại. Nửa sống còn lại thường được tạo rãnh.
Unokubi (鵜首): Gần giống kanmuri-otoshi, chỉ khác là phần sống gần mũi lấy lại độ dày (không mài sắc hết đến mũi).
Kissaki-moroha: Nửa đầu lưỡi từ chuôi đến giữa là giống kanmuri-otoshi. Khác là phần mũi được mài thành hai lưỡi và chỉ mài đến khoảng 1/3 lưỡi.
Moroha (両刃): Dao được mài cả hai lưỡi và có shinogi chạy dọc thân. Tiết diện dao hình kim cương.
Yoroi tōshi (鎧通し, hoặc yoroi dōshi): Lưỡi dao đặc biệt dày giúp xuyên giáp.
Katakiriha (片切刃): Lưỡi bất đối xứng, chỉ được mài một bên dạng như dao deba.
Kubikiri (首切り): Dạng lưỡi rất hiếm, kiểu như cong ngược. Tức là dao được mài ở đường cong bên trong chứ không phải bên ngoài. Và nó không có mũi.

Phân loại theo chuôi, vỏ
Aikuchi (合口): Dạng tanto không có bảo vệ tay. Nó thường có chuôi gỗ trơn bằng khít với vỏ, khi đóng lại như một khúc cây.

Hamidashi: Dạng dao có bảo vệ tay nhỏ giống như kiếm bình thường.

Các dạng tanto khác
Kaiken tantō: Dao đặc biệt ngắn, khoảng 15-20cm. Nó hữu ích để tự vệ trong nhà, nơi katana và wakizashi bất tiện. Phụ nữ cũng mang chúng bên trong obi để tự vệ.

Fan tantō: Lưỡi kiếm được giấu hoàn toàn bên trong bao kiếm hình quạt.

Yari tantō: Mũi giáo được thay đổi để có thể gắn thành dao, có tiết diện hình tam giác.
Ken tantō: Không hẳn là tanto do là loại dao thẳng, có hai lưỡi nhưng vẫn thường được coi như tanto. Chúng thường được dùng trong các nghi lễ Phật giáo. Chúng có thể được làm ra từ những mũi kiếm bị gãy.
Lịch sử phát triển của tanto
Thời Heian đến Muromachi
Tanto được phát minh một phần trong thời kỳ Heian. Với sự khởi đầu của thời kỳ Kamakura, tantō được rèn giũa để trở nên đẹp hơn. Hira và uchi-sori trở thành phong cách phổ biến nhất. Gần giữa thời Kamakura, nhiều nghệ nhân rèn đã được phát triển hơn. Phong cách kanmuri-otoshi trở nên phổ biến ở các thành phố Kyoto và Yamato. Tachi phát triển mạnh mẽ vào cuối thời Kamakura nên tanto bắt đầu được rèn dài và rộng hơn.

Trong thời kỳ Nam Bắc triều, kiếm tanto được rèn dài tới 40cm (hơn 1 shaku). Tại thời điểm này, hai phong cách trang trí khác biệt trở nên phổ biến. Đó là phong cách cũ tinh tế, nghệ thuật và phong cách mới hiện đại hơn. Thời kỳ Muromachi bắt đầu, chiến đấu liên tục gây ra việc sản xuất vũ khí hàng loạt. Điều đó dẫn đến chất lượng dao thấp hơn. Khi gần kết thúc giai đoạn, lưỡi dao trung bình có bản hẹp hơn và độ cong ít hơn.
Momoyama đến đầu thời kỳ Edo
Khoảng 250 năm hòa bình đi kèm với sự thống nhất Nhật Bản nên nhu cầu vũ khí ít đi. Trong thời kỳ này, katana và wakizashi được phát minh, thay thế tanto và tachi là cặp vũ khí được sử dụng nhiều nhất. Số lượng tanto từ đó bị suy giảm nghiêm trọng. Kể từ thời kỳ này, đoản đao ít làm vũ khí mà được rèn kỹ càng và chạm khắc tinh tế, lộng lẫy.
Hậu Edo
Vẫn còn một vài tanto được rèn vào cuối thời Edo. Những cái được rèn theo phong cách của thời Kamakura, Nambokucho hoặc Muromachi. Hiện nay, chỉ còn đoản đao trước thời Edo được sử dụng trong chiến đấu, đao rèn vào thời kỳ này không phải vũ khí chiến đấu.
Minh trị đến nay
Thời kỳ này lại chứng kiến sự phát triển về số lượng tantō trước thế chiến II, do sự phục hồi quyền lực của Thiên hoàng. Các thành viên triều đình bắt đầu mặc cặp tachi và tanto trở lại. Sau thế chiến II, một hạn chế về rèn kiếm đã khiến việc sản xuất giảm mạnh. Từ năm 1960, Mỹ và Châu Âu quan tâm tới võ thuật Nhật Bản nảy sinh nhu cầu tanto ra thế giới cho tới ngày nay.

Dao tanto Phúc Sen
Tại Phúc Sen thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều thợ rèn trẻ bắt đầu tiếp nối công việc của cha chú. Họ năng động và chịu khó tìm tòi, học hỏi. Tất cả những mẫu dao đẹp trên toàn thế giới đều được mang về Việt Nam, trong đó có tanto. Dao Phúc Sen không có những chi tiết trang trí cầu kỳ như của Nhật Bản, thường chỉ có vỏ và chuôi bằng gỗ. Nhưng nó sở hữu những nét độc đáo rất riêng, rất Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu, vui lòng liên hệ Na qua số điện thoại hoặc Zalo: 0965038003./.
Pingback: Từ điển về kiếm Nhật - Dao Phúc Sen - Cao Bằng