Chat ngay

Dao phượt tốt nhất cho những chuyến đi khám phá

Du lịch bụi, còn gọi là phượt, đã và đang là xu hướng dịch chuyển được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Na thấy từ phượt dùng trong bài viết này không thực sự sát nghĩa. Vì Na chỉ muốn nhắc đến những hành trình di chuyển về với thiên nhiên để khám phá, cắm trại… Nhưng Na vẫn sử dụng từ phượt để gần gũi hơn với đa số độc giả. Đây là bài viết về dao phượt – dụng cụ không thể thiếu cho mỗi hành trình khám phá của bạn.

Tại sao đi phượt nên mang dao?

Bạn rời xa điện thoại, ti vi để đi tắm suối, đi câu cá, sống chậm lại trong một vài ngày. Tán cây xanh ngắt thay thế cho bê tông cốt thép, ánh lửa trại bập bùng thay cho đèn điện sáng trưng, tiếng chim hót thay cho tiếng còi xe. Còn gì tuyệt vời hơn thế. Bạn có thể mang theo nhiều hoặc ít đồ trong hành trình đó tuỳ thuộc khả năng của bạn. Nhưng người bạn đồng hành không thể thiếu của bạn, theo Na, là con dao phượt.

Dù bạn là người mới hay nhà thám hiểm kinh nghiệm, dù bạn cắm trại ở bìa rừng hay thám hiểm núi sâu, một con dao phù hợp sẽ tạo ra sự khác biệt. Một con dao giúp bạn chặt chém, cắt gọt, đào xới, đục đẽo… thay cho nhiều loại dụng cụ. Cho dù bạn chỉ cắm trại ở khu vực sẵn dịch vụ thì một con dao đúng kiểu nhìn cũng rất “ngầu”. Nó mang lại cảm giác thú vị khác hẳn với dao bếp thông thường đấy nhé.

Lưu ý khi lựa chọn một con dao phượt

Đầu tiên cần phải lưu ý rằng không có thứ gì là tốt nhất, chỉ có phù hợp nhất. Dù con dao đắt đến mấy, tốt đến đâu mà không đáp ứng nhu cầu của bạn thì cũng bỏ. Vậy những điều cần lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn con dao đi rừng tốt nhất với mình.

Bạn sử dụng dao phượt như thế nào?

Dao có đủ hình dạng và kích cỡ khác nhau. Một số là dao gấp, một số dao cố định. Một số dao dài tới 50-60cm, số khác nhỏ như ngón tay của bạn. Có dao đơn, dao kép, dao bộ hay là dạng multitool (đa công cụ). Để tránh rơi vào ma trận các loại dao, bạn cần nắm rõ cách mà bạn sẽ dùng nó. Từ mục đích sử dụng mà bạn sẽ biết được thứ mà mình cần sẽ như thế nào.

Dao phượt kép kiểu mẹ bồng con được rất nhiều người ưa chuộng.

Nếu dao của bạn thường xuyên bị ướt, bắt buộc phải dùng vật liệu chống gỉ. Bạn thường xuyên phải chặt cây, phát quang bụi rậm, dao của bạn cần phải to, nặng. Hay bạn có thể cần đến một cây multitool giúp bạn mở đồ hộp, khoan, đục, cắt, cưa… Nhìn chung dao phượt đều có tính đa dụng và linh hoạt vì bạn đang ở trong hoàn cảnh thiếu thốn dụng cụ. Nhưng mỗi con dao sẽ chỉ có khoảng hữu dụng nhất định nằm trong khả năng của nó. Hãy xem xét kỹ công năng, đối chiếu với mục đích sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Sự thoải mái khi sử dụng

Bên cạnh công năng, sự thoải mái khi sử dụng là một vấn đề không thể bỏ qua. Khả năng cao là bạn sẽ phải sử dụng chúng trong thời gian dài. Không phải thời gian dài để nói đến độ bền. Mà bạn dùng nhiều, dùng chúng thường xuyên trong mỗi chuyến hành trình. Bởi vậy cảm giác của bạn khi cầm nắm, sử dụng nó là rất quan trọng. Cho dù con dao rất tốt nhưng bạn không cảm thấy thoải mái khi dùng nó thì bạn cũng không muốn dùng. Nhiều khách hàng đã nói với Na rằng họ mua rất nhiều dao đi phượt. Chắc chắn rằng chúng đều là đồ tốt. Nhưng chỉ có vài con là được sử dụng thường xuyên, số còn lại thì luôn nằm một chỗ.

Sự thoải mái đầu tiên đến từ kích thước và trọng lượng của dao. Nếu dao to nặng quá khổ đối với sức vóc của bạn, bạn sẽ không thể sử dụng nó. Tiếp theo là sự thoải mái đến từ vị trí tay cầm. Bạn không thể sử dụng lâu một thứ mà bạn không thể cầm nắm chắc chắn được. Các loại tay cầm bao gồm gỗ, nhựa, cao su, sắt hoặc quấn dây. Lời khuyên là nên cân nhắc bỏ qua tay cầm nhựa, sắt và quấn dây. Nhựa thì dễ bị trơn trượt, sắt thì hay đau tay khi cầm lâu còn dây thì không thực sự chắc chắn. Và cũng nên tránh những loại tay cầm uốn lượn quá cầu kỳ, nhìn thì đẹp chứ chúng không thân thiện với bàn tay của bạn đâu.

Chi phí

Bạn thường xuyên sử dụng dao hay cả năm mới dùng một lần? Bất cứ con dao nào cũng rất sắc nếu biết mài đúng cách. Giá trị của chúng nằm ở khả năng giữ cạnh sắc được bao lâu. Nếu bạn sử dụng dao với tần suất ít thì không cần dao quá đắt. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên sử dụng thì không muốn phải mài dao quá thường xuyên đúng không?

Dao phượt sống cá mập nhìn rất hầm hố, khá to và nặng

Bên cạnh đó, dao phượt được dùng kiểu đa chức năng. Trong đó không ít công việc “không phải của dao” như đào, bẩy, gõ, đập. Và môi trường làm việc không thân thiện lắm, ví dụ chặt cây mà lỡ tay nện một phát xuống tảng đá. Nên Na khuyên bạn cũng không nên mua con dao quá đắt, lỡ có việc gì mà hỏng ra đấy thì tiếc lắm. Khoảng giá ở Việt Nam thì tầm 500 ngàn đến 2 triệu đồng theo Na là ổn rồi.

Các loại dao phượt phổ biến hiện nay

Dao gấp và dao cố định

Dao cố định là dao mà không có một mảnh nào của lưỡi dao có thể chuyển động. Một mảnh thép chắc chắn với tay cầm quấn quanh tang. Thường thì nó sẽ có thêm vỏ để có thể mang theo bên người. Nó là loại dao chắc chắn nhất để sử dụng. Bạn có thể chặt, chém, đào, đập và một số nhiệm vụ nặng nề thoải mái với nó. Nhược điểm là cồng kềnh và khó đóng gói hơn dao gấp.

Dao phượt dạng dao gấp

Dao gấp là loại dao mà lưỡi có khả năng di chuyển, thường là gấp gọn vào bên trong tay cầm. Nó nhỏ nhẹ hơn, dễ dàng nhét vào túi quần. Nhược điểm là thiếu độ bền, gây ra bởi các khớp nối chuyển động của lưỡi dao. Nhưng nếu mục đích của bạn chỉ là cắt dây, nấu ăn… nói chung là công việc nhẹ nhàng thì một con dao gấp là tất cả những gì mà bạn cần.

Lưỡi răng cưa và lưỡi thẳng

Dao có lưỡi thẳng phổ biến hơn là dao có lưỡi răng cưa, và cũng dễ dùng hơn. Lưỡi răng cưa phù hợp cho một số công việc đặc biệt như cắt dây thừng, cưa cành… Và cũng có những loại dao phượt được làm kiểu tích hợp nửa lưỡi răng cưa và nửa lưỡi thẳng.

Dao nhỏ và dao lớn

Những con dao có chiều dài tổng thể dưới 30cm được coi là nhỏ và ngược lại. Ưu điểm dao nhỏ là nhẹ, gọn gàng, dễ mang vác, dễ sử dụng với bất kỳ ai. Nhược điểm là không thể sử dụng cho các công việc nặng. Dao lớn thì ngược lại, chặt chém đào bới thoải mái. Nhưng người khoẻ mới dùng được, và mang vác cũng khá cồng kềnh. Hiện nay, Na chỉ nhận rèn dao có chiều dài tối đa là 50cm cả vỏ. Những con dao dài hơn thì đơn vị vận chuyển không nhận.

Một chức năng không thể thiếu của dao phượt là chuẩn bị đồ ăn

Bên cạnh phân loại như trên thì còn nhiều loại dao mèo khác dựa theo hình dáng của chúng. Có thể kể đến một số loại mà Na vẫn thường bán như dao quắm, dao kukri, tanto, dao parang…

Bộ sưu tập dao đi phượt “made in Phúc Sen”

Nếu bạn đọc đến đây, biết đến dao Phúc Sen thì chắc không cần nói thêm nhiều về chất lượng dao Phúc Sen chính hãng nữa. Tại Phúc Sen hiện nay chỉ có các loại dao cố định từ nhỏ đến lớn. Công nghệ của người dân tộc đến giờ chưa cho phép làm được những món cầu kỳ hơn như dao gấp. Na đã viết rất nhiều các bài tổng hợp về dao phượt trước đây. Các bạn có thể tham khảo trong các link sau:

Nếu có nhu cầu tìm mua dao dùng khi đi phượt, đi rừng, cắm trại, bạn vui lòng liên hệ Na theo số điện thoại/Zalo: 0965038003 hoặc inbox link Fanpage Bé Na./.

2 thoughts on “Dao phượt tốt nhất cho những chuyến đi khám phá

  1. Pingback: Các loại dao đi rừng phổ biến hiện nay | Dao Cao Bằng

  2. Pingback: Dao Kukri - vẻ đẹp của một nỗi kinh hoàng trong lịch sử | Dao Cao Bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *